Hôm nay trời mưa mình lại ngồi nghe lại live show Phiêu Bạt Trở Về của nhạc sĩ Trần Tiến cảm thấy xúc động quá đỗi. Mình có viết bio câu “quá khứ vẫy đập trong tôi như một quả tim thứ hai” như muốn nói rằng những điều đã qua vẫn còn đó trong tim mình. Mình xa nhà từ 16 tuổi, khi học cấp ba trường chuyên ở thành phố. Cũng coi như đã đánh đu với cuộc đời hơn mười năm rồi :))
Diễn tả cảm xúc hoài hương, hoài niệm (懷念) một từ hán việt. Người Á Đông và người Âu Tây điều có những ý niệm ban sơ riêng.
Hoài 懷 trong từ natsukashii theo như mình tìm hiểu là tượng hình của một con mắt chảy lệ ướt áo nhưng có hành động dấu kín, che đậy sự xúc động ấy. Về sau kiểu chữ shinji loại bỏ giọt lệ và mở rộng hàm nghĩa như là sự bao bọc, lòng, ngực, ôm giữ trong lòng (hoài thai, hoài bão, hoài vọng).
Mal Du Pays (tiếng pháp) mình học được trong cuốn Không màu và những năm tháng hành hương. Haruki định nghĩa ” nỗi ưu sầu vô cớ mà cảnh điền viên gợi lên trong lòng người”. Tuy nhiên cả tiếng anh Nostalgia lần tiếng pháp điều được đặt trong context là nỗi ưu sầu của người xa quê hương đất nước. Odyssey, một sử thi Hy Lạp cổ đại từ thế kỉ 8 trước công nguyên có dùng từ cổ nóstos (“quay về”) và álgos (“nỗi đau”) để nói về cảm xúc của Ulysses rời thành cuộc chiến thành Troy sau bao nhiêu chuyến phiêu lưu để về lại cố hương Ithaca.
Ta thấy người Á Đông miêu tả cảm xúc cá nhân, sự che giấu, riêng mật còn người Tây Âu dùng ngoại cảnh khác biệt để khơi gợi trong lòng những đều quá vãng. Hay nhỉ
Mal du pays – hoài niệm
Posted on August 27, 2021