Loading...

SUMMER OF LOVE + DEATH IN VEINCE

Sáng cuối tuần quán cà phê chật kín người, không còn bàn để ngồi làm việc nên đành vớ đại trên kệ một cuốn sách. Đọc xong 5 chương Đừng chết ở Venice thì lại nhớ tới bộ phim Summer of love vừa coi cách đây vài ngày. Cả hai tác phẩm cùng lấy bối cảnh kì nghỉ hè, và homosexuality enigma. Ở Death in Venice mình thực sự bị cuốn hút bởi những dòng tự sự đầy mặc cảm tội lỗi khi nhân vật chính – nhà văn Aschenbach bị hút hồn bởi vẻ ngoài của một cậu bé. Những quan sát vi tế về “người tình” từ khuôn mặt, mái tóc, dáng đi, miêu tả một cơ thể như thoát tục, giọng nói, nụ cười, trang phục, cho tới cách đánh vần cái tên Tadzio làm mình nhớ ngay tới Lolita của Nabokow nhưng khác Humbert “Lolita, light of my life, fire of my loins”. Ở Aschenbach không có ham muốn chiếm hữu thân xác mà là một sự mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa một bên là cái đẹp chân phương, một đời tìm kiếm và đã đạt tới độ cao nhất trong lý trí – như vẻ đẹp của vị thần Apollo và một bên là sự cám dỗ bởi lạc thú trần gian của âm nhạc, rượu, sự quyến rũ của ái tình. Đối với Nietzche, sự xung đột này là nhựa sống, là máu cho sự hình thành các tác phẩm nghệ thuật. Khác với văn chương, vốn dựa phần nhiều vào vẻ đẹp câu từ, những ý niệm siêu việt và tinh tế, những so sánh, ẩn dụ bất ngờ. Ngôn ngữ của điện ảnh trong Summer of love đậm chất hình tượng (symbolism) và sự đặt để (juxtaposition). Giữa Tamsin và Mona là hai sự đối lập về xuất thân gia đình, tính cách, trình độ học vấn. Đầu phim, Mona đi chiếc honda mua của dân hippie nhưng chưa có tiền mua phần động cơ. Chiếc honda là một biểu hiện của sự trốn thoát thực tại, khỏi chốn đồng quê Yorkshire yên bình tẻ nhạt, khỏi gia đình vốn dĩ không còn là bệ đỡ tình yêu để quay về. Còn Tamsin như một nữ thần về sắc đẹp và tự do, xuất hiện đầu phim cưỡi bạch mã và rao giảng tính chất hiện sinh bằng cách trích dẫn lời của Nietzche. Cây thánh giá mà Phil (anh trai của Mona) chiêm bái ngày đêm để gần hơn sự cứu rỗi từ chúa về những lỗi lầm, sự evil trong tâm hồn rốt cuộc trước một Tamsin xinh đẹp và nhiều mưu mô bỗng trở nên “phony”. Cảnh kết phim nếu lồng bài Take me to the river thì thật hợp! “I don’t know why you treat me so badThink of all the things we could have hadLove is an notion that I can’t forgetMy sweet sixteen I would never regret”

0

You might also like